Các lỗi thường gặp trên máy mài góc cầm tay, nguyên nhân và cách khắc phục

Trong quá trình sử dụng máy mài góc không tránh khỏi gặp những lỗi không mong muốn, nguyên nhân từ đâu và cách khắc phục ra sao hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Máy mài góc cầm tay là một thiết bị không thể thiếu trong các công việc gia công, chế tác bề mặt nhiều loại vật liệu như mài các chi tiết, làm nhẵn mối hàn,… Máy mài ngày càng được nhiều thợ chuyên nghiệp cũng như các chủ xưởng tin tưởng để lựa chọn thực hiện các công việc của mình.

Tuy nhiên dù là dòng máy mài nào nếu bạn không sử dụng đúng cách, không bảo dưỡng chúng thường xuyên thì cũng không tránh khỏi tình trạng hỏng hóc.

Nếu chiếc máy mài của bạn đang gặp những vấn đề trục trặc, nhưng bạn chưa nắm rõ được nguyên nhân cũng như cách sửa chữa thì bạn nên tham khảo những lỗi cơ bản dưới đây để có thể khắc phục tại nhà.

1. Các lỗi thường gặp trên máy mài góc

Máy mài góc bị nóng

Với các dụng cụ điện cầm tay hiện tượng máy bị nóng sau một thời gian sử dụng là hoàn toàn bình thường, nhưng nếu bỗng dưng máy mài góc bị nóng bất thường, chắc chắn đã xảy ra lỗi.

Việc đầu tiền bạn hãy tắt máy, tiếp tục theo dõi. Có thể máy nóng do môi trường làm việc có nhiệt độ cao, các tia lửa làm tăng nhiệt độ máy, máy làm việc với tốc độ lớn trong thời gian dài. Sau đó để máy hoạt động lại xem còn nóng không.

Trong trường hợp để máy nghỉ và hoạt động trở lại vẫn bị nóng, cần kiểm tra động cơ, các dây quấn động cơ có xảy ra vấn đề gì không? Nếu động cơ có lỗi bất thường bạn hãy mang máy đến thợ sửa chữa chuyên nghiệp.

Máy mài góc phát ra tiếng ồn

Mỗi loại máy mài sẽ có một mức độ tiếng ồn đơn vị tính dB nhất định nhưng nếu máy có tiếng ồn to hơn bình thường là bạn đã để máy hoạt động quá sức, bạn cần để máy nghỉ ngơi và hoạt động đúng công suất định mức cho phép.

Máy mài góc quay chậm

Nếu bạn sử dụng một chiếc máy mài góc công suất lớn nhưng hoạt động chậm hơn thông thường hãy kiểm tra ngay. Tốc độ quay của máy mài góc quyết định phần lớn đến hiệu quả làm việc, tốc độ quay ổn định mới đảm bảo đĩa mài hoạt động tốt và phát huy hết công năng.

Trường hợp máy quay chậm rất có thể trục quay của máy bị cứng hoặc lỏng lẻo. Bạn cần kiểm tra đai ốc được gắn vào trục chính chứa bánh xe mài chưa vặn chặt nếu bị lỏng, vệ sinh trục và bôi trơn sẽ máy hoạt động ổn định lại.

Máy mài bị bốc khói

Nếu có khói bay ra trong quá trình vận hành có thể có các mảnh vụn và rỉ sắt bị tắc trong đĩa mài.

Trong trường hợp này, bạn nên tắt máy, ngắt kết nối với nguồn điện, tháo đĩa mài ra khỏi trục chính sau đó tháo máy ra và làm sạch.

Máy mài không vào điện

Trường hợp 1 rất có thể lỗi do người dùng, dù là máy mài dùng pin hay máy mài dùng điện bạn hãy kiểm tra lại dây điện và nguồn pin đã lắp chặt chưa.

Trường hợp 2 máy không vào điện có thể do động cơ máy đã bị cháy, bạn cần đem đến thợ sửa chuyên nghiệp.

2. Cách bảo quản, sử dụng máy mài đúng cách

Máy mài góc là dụng cụ gia công các chi tiết không thể thiếu của nhiều xưởng gia công cơ khí. Chính vì vậy để máy được hoạt động tốt và an toàn bạn nên có cách bảo quản máy mài góc và bảo dưỡng đúng cách.

Bảo dưỡng: Luôn giữ máy và khe thông gió được sạch, không ép máy hoạt động quá tải, ngắt nguồn điện khi thay phụ kiện, thay mỡ bôi trơn định kỳ, thay chổi than chính hãng.

Bảo quản: Cất máy nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh xa tầm với trẻ em, tháo rời phụ kiện sắt bén.

Việc sử dụng phụ tùng chính hãng khi sửa chữa máy mài là rất quan trọng và ít nhiều quyết định đến tuổi thọ máy. Chúng ta có thể gửi máy đến những Trung tâm bảo hành ủy quyền để máy được chẩn đoán hư hỏng, thay thế linh kiện chính hãng và hỗ trợ tư vấn chuyên nghiệp nhất.

Trả lời